NHỮNG NỖ LỰC NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH.

Chủ nhật - 27/05/2018 22:04
Những năm gần đây, du lịch Quảng Nam đang từng bước trở thành điểm “nhấn” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ thực tế, Quảng Nam có nhiều điểm đến hấp dẫn từ 02 di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, cùng với khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và các làng nghề, di tích lịch sử văn hóa từ miền biển đến đồng bằng, miền núi. Ông Đinh Hài – Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh cho biết: Quảng Nam là một trong những địa phương có những bước khởi sắc về ngành công nghiệp “không khói”. Sau Hà Nội, Quảng Ninh và T.p Hồ Chí Minh, Quảng Nam là địa phương đứng thứ tư trên cả nước về tốc độ tăng trưởng du lịch hiện nay là dấu hiệu đáng mừng. Để đáp ứng phục vụ nhu cầu lượng khách tăng liên tục, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật - dịch vụ của ngành du lịch Quảng Nam đã được đầu tư với nhiều khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí… với quy mô, chất lượng mang tầm cỡ quốc tế, khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Nam với các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và cả nước, đảm bảo các dịch vụ hấp dẫn cho du khách.

Uy tín, thương hiệu du lịch Quảng Nam được nâng cao, thể hiện qua kết quả bình chọn của các tổ chức truyền thông quốc tế có uy tín về du lịch dành cho các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Không chỉ tập trung ở Hội An, Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm, bước chân du khách đến Quảng Nam những năm gần đây đã khám phá và trải nghiệm nét dân dã, độc đáo của nông thôn xứ Quảng. Nhiều điểm du lịch cộng đồng được đầu tư như làng du lịch Trà Nhiêu, Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên), Khu sinh thái Phú Ninh (huyện Phú Ninh), xã Tabhing (huyện Nam Giang), làng Bhờ Hôồng, Đhơ Rôồng (huyện Đông Giang), căn cứ điểm Ngok Tak Vat, đồi E, sân bay Khâm Đức (huyện Phước Sơn)… là sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương.

 

Với phương châm “Chất lượng sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng nhất” để thu hút du khách, ngành du lịch Quảng Nam xác định: Phát triển du lịch dựa trên các giá trị lịch sử, văn hóa, nhân văn đặc sắc là vừa bảo tồn và phát huy nét văn hóa độc đáo của xứ Quảng. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động du lịch từ đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm, thời gian qua, ngành du lịch Quảng Nam xây dựng đề án hỗ trợ du lịch cộng đồng của địa phương phát triển bền vững, tập trung mở rộng các hoạt động du lịch ở các huyện vùng sâu, vùng xa về phía Tây của tỉnh, với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế như UNESCO, ILO, FIDR…Ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng: Tỉnh có thể nghiên cứu thực hiện chương trình tạp kỹ “Nụ cười Ăngkor” của Campuchia tại hai điểm đến Hội An và Mỹ Sơn bằng cách giới thiệu lịch sử -văn hóa kết hợp với ẩm thực miễn phí. Cần quy hoạch điểm đậu đỗ xe để giảm áp lực với phố cổ Hội An hoặc cho phép xe điện chạy ở các vùng ven để đảm bảo loại hình du lịch xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quảng Nam có lợi thế phát triển du lịch MICE (kết hợp hội họp, hội thảo, triển lãm) nên xây dựng trang web du lịch chuyên nghiệp, thúc đẩy các dự án phát triển du lịch chung với các tỉnh lân cận như liên kết đường sông Hội An-Đà Nẵng; tuyến di sản vòng Hội An - Mỹ Sơn - Đường mòn Hồ Chí Minh -Huế - Đà Nẵng. Đồng thời tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá, thu hút du khách thị trường tiềm năng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và thị trường khách nội địa.

Năm 2014, ngành du lịch Quảng Nam đặt mục tiêu thu hút 3,7 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú với tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt khoảng 4.500 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, ngành du lịch Quảng Nam tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ, cơ sở lưu trú, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống, phát triển các sản phẩm du lịch mới như: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề. Đặc biệt, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh chương trình mở rộng không gian du lịch ra ngoài các điểm đến truyền thống như Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm… để hướng vào các điểm du lịch sâu trong đất liền, gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái của đồng bào các dân tộc thiểu số. Quảng Nam ưu tiên khai thác các lợi thế so sánh để phát triển du lịch trên cơ sở kết hợp các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái giữa các vùng miền, các điểm du lịch truyền thống với du lịch dã ngoại nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, tăng chuỗi các giá trị sản phẩm du lịch.

Ngành du lịch Quảng Nam đang kiếm tìm các giải pháp để nâng cao hơn nữa việc thu hút du khách đến với xứ Quảng là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Tỉnh sẽ tiếp tục chương trình xây dựng khu du lịch đô thị phố cổ Hội An gắn với khu di tích Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm với các làng nghề truyền thống, các điểm di tích văn hóa, lịch sử…gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch làng nghề truyền thống với các loại hình, sản phẩm du lịch trong và ngoài tỉnh, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Ngành du lịch Quảng Nam đang tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, tổ chức và phục dựng nhiều loại hình văn hóa dân gian, phát triển du lịch cộng đồng gắn với đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống của dân địa phương, của các làng nghề truyền thống để thu hút du khách.                                          

Tác giả bài viết: Linh Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết web
NONG THON MOI 
lk1 
LUAT 
THUE 
CSDL luat 
BUU DIEN 
Untitled 
Untitled 
công thuong
 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?

DU LICH
Văn bản mới

3577 /QĐ-UBND

Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 966 | lượt tải:295

quy chế 17

QUY CHẾ Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 12/06/2018

lượt xem: 999 | lượt tải:303

17 /2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1113 | lượt tải:326

39 /2014/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 997 | lượt tải:289

38 /2014/QĐ-UBND

Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1060 | lượt tải:328
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây