Hương trầm Việt Nam lại bay xa

Thứ hai - 28/05/2018 03:23
Một lít tinh dầu trị giá gần một tỷ đồng
 
"Một lít tinh dầu trầm có giá đến 50.000 USD (hơn 750 triệu đồng)*, nhưng nếu có xuất xứ từ Việt Nam giá có thể lên đến một tỷ đồng bởi trầm hương Việt Nam có chất lượng cao hơn tiêu chuẩn quốc tế" - ông Hoàng Văn Được - Tổng thư ký Hiệp hội Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm Việt Nam, khẳng định như vậy trong hội nghị về cây trầm hương với sự bảo trợ của  Tổ chức Dự án Rừng mưa nhiệt đới (TRP - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan). Với cái giá như vậy, có thể nói trầm hương là một thị trường rất có tiềm năng.
 

Tinh dầu trầm loại 1
 
Trước đây, trầm hương là sản vật của các nước Nam Á, thế nhưng, cách nay chừng hơn 10 năm chỉ còn Malaysia, Indonesia, Thái-lan, Myanmar có trầm và gần đây thì sản lượng trầm hương ở các nước này thấp hẳn do nguồn khai thác đã gần như cạn kiệt. Hiện chỉ còn ba nước cung cấp trầm hương cho thị trường thế giới là Việt Nam, Lào và Campuchia, trong đó trầm hương Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao nhất. Trước năm 1991, Việt Nam xuất khẩu khoảng 10 - 15 triệu USD trầm hương mỗi năm. Dù được đánh giá cao về chất lượng nhưng trầm hương Việt Nam chỉ xuất thô hoặc xuất theo dạng đồ gỗ mỹ nghệ nên giá trị không cao.
 
Việt Nam - nguồn cung lớn cho thị trường
 
Nhu cầu sử dụng trầm hương trên thế giới trung bình từ 250 - 350 tấn/năm và con số này không ngừng gia tăng. Nhưng do bị hạn chế về vùng nguyên liệu nên cung cầu trên thế giới đối với mặt hàng cao cấp này vẫn chưa cân bằng. Theo số liệu của Đài Loan, tình hình nhập khẩu trầm hương từ Việt Nam của Đài Loan (thị trường nhập khẩu trầm hương nhiều nhất thế giới hiện nay) không ngừng gia tăng. Năm 1993, lãnh thổ này đã nhập 20 tấn trầm hương của Việt Nam, đến năm 1994 tăng lên 85 tấn, năm 1995 là 103 tấn và năm 1998 đạt tới 137 tấn...
 
Thế nhưng, sau một thời gian dài khai thác, đến cuối thập niên 1990, nguồn trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như cạn kiệt và để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc khai thác, mua bán trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm.
 
Cây dó (có nơi gọi là gió) hơn 10 tuổi mới có khả năng tạo trầm, cây hơn 50 tuổi mới tìm thấy trầm loại ba. Còn trầm loại một hoặc kỳ nam chỉ có thể tìm thấy trên cây dó hàng trăm năm tuổi, nên suốt từ thời cổ đại đến nay trầm hương chỉ khai thác trong tự nhiên và ở nhiều nước, cây dó đã gần như tuyệt chủng.
 
Khoảng năm 1997 bắt đầu xuất hiện việc "cấy" hóa chất hoặc vật cứng vào cây dó bầu để tạo trầm với những thành công bước đầu ở Quảng Nam và một số tỉnh khác, cây dó bầu bắt đầu phát triển ở nhiều trang trại. Theo tính toán sơ bộ, cả nước hiện có 6.000 ha trồng dó, một số ít trong đó đã đủ tám tuổi để có thể cấy men tạo trầm. Một số vườn dó ở Tiên Phước, Quảng Nam đã thử khai thác và sản lượng trầm hương là đáng khích lệ mặc dù chỉ thu được trầm hương loại bốn, loại năm.
 

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cây dó bầu Tiên Phước
 
Theo tính toán của các nhà đầu tư, tổng chi phí cho một ha trồng 6.000 cây trầm hương trong 10 năm khoảng 36,5 triệu đồng. Nhưng giá trị khai thác thấp nhất cũng ba tỷ đồng (đó là khả năng tạo trầm thấp). Ngay cả trong trường hợp cây không tạo được trầm thì bán gỗ làm nhang vẫn có lãi cao hơn hẳn so với trồng quế hoặc cây nguyên liệu giấy như keo, bạch  đàn vốn có thời gian đầu tư gần như nhau.
 
Mặc dù đã sản xuất được trầm hương nhân tạo nhưng hiện nay các văn bản về việc cấm xuất khẩu, khai thác trầm hương vẫn còn giá trị nên trầm hương vẫn bị xem là hàng quốc cấm. Giám đốc một công ty ở TP Hồ Chí Minh cho biết: "Hiện nay công ty vẫn phải bán theo đường tiểu ngạch, khai đây là nguyên liệu làm nhang và vì thế được miễn thuế. Nhưng làm như thế gặp rủi ro rất lớn, còn Nhà nước thì thất thu thuế". Chính vì sự rủi ro này mà giá mua trầm hương ở Việt Nam hiện thấp hơn bốn lần so với giá chào bán trên các trang web chuyên về mua bán trầm hương quốc tế.
 
Theo ông Hoàng Văn Được: "Cần phải có một chiến lược quốc gia cho cây trầm hương. Đến 95% trầm trên thị trường hiện nay là trầm nhân tạo, do đó Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý cho cây trầm phát triển".
 
Trầm hương sẽ trở lại thời thịnh vượng
 
Có thể nói, ở mức độ nào đó, nhờ các hãng buôn trầm hương nước ngoài mà trầm hương Việt Nam đã trở thành một thương hiệu có tầm vóc quốc tế.
 
Hoàng Phan Long say sưa nói về vẻ đẹp của trầm hương cũng như dự định mà anh đang đeo đuổi qua Công ty Trầm hương Tiên Phước mà anh vừa thành lập. "Trầm loại ba, loại hai thì phải chờ hơn 50 năm mới có. Trầm loại bốn, loại năm thì trong vòng một hai năm tới Việt Nam sẽ có rất nhiều. Tôi nghĩ đến một đặc sản của xứ Quảng mà ai đã đến đây rồi thì không mua không được. Nhang trầm thứ thiệt là thứ mà ai cũng muốn có để thắp trên bàn thờ ông bà, nhất là dịp giỗ, Tết. Đó là chưa nói số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam đang tăng rất mạnh, gần cả triệu người mỗi năm. Mà người Trung Quốc thường quý trầm hương, cả người Nhật Bản, người Hàn Quốc cũng vậy. Một bó nhang trầm, một mẫu gỗ trầm tạc hình tượng Phật, 12 con giáp... chắc chắc là những món quà lưu niệm có ý nghĩa với mỗi du khách khi đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Trầm hương Việt Nam đã là một thương hiệu và hãy để du khách tìm đến đây mua trầm hương thứ thiệt", anh Long nói.
 
Một cửa hàng nho nhỏ nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn được anh Long mở ra để giao dịch và bày bán sản phẩm. "6.000 ha  dó trên cả nước chưa phải là con số lớn", Long nói tiếp, "nhiều trang trại đang tiếp tục trồng dó với số lượng lớn, thế nhưng thật tiếc nếu phải đầu tư suốt 10 năm để rồi nhận ra cây dó được trồng không phải là giống tốt. Giống dó bầu Tiên Phước, Quảng Nam, đã được khẳng định là cho trầm cao và chất lượng nhất".
 
Công ty Trầm hương Tiên Phước của Long nhận cung cấp giống và cấy tạo trầm với hợp đồng có bảo hiểm, (địa chỉ : số 678 Lê Văn Hiến, Đà Nẵng; điện thoại 0511.969371). Vậy là khi cây dó trên rừng không còn thì cây dó đầu tiên được trồng đã xuất hiện ở Tiên Phước và đến nay phong trào "nuôi dó đợi trầm" đã phát triển rộng khắp. Mong rằng như Long nói, thời thịnh vượng của trầm hương Việt Nam đã bắt đầu trở lại.
 
*Theo tỉ giá năm 2004

Tác giả bài viết: Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

DU LICH
Văn bản mới

3577 /QĐ-UBND

Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1228 | lượt tải:327

quy chế 17

QUY CHẾ Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 12/06/2018

lượt xem: 1360 | lượt tải:333

17 /2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1495 | lượt tải:354

39 /2014/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1343 | lượt tải:323

38 /2014/QĐ-UBND

Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1409 | lượt tải:359
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây