Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại ở Phước Sơn: Cần có những giải pháp đồng bộ

Chủ nhật - 27/05/2018 21:45
rong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV- KTTT), huyện miền núi Phước Sơn đã làm thức dậy tiềm năng vốn có của địa phương. Hằng năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, phát triển KTV- KTTT trên địa bàn huyện vẫn chưa thật sự bền vững, hiệu quả cao.
Tạo hướng đột phá
Diện tích đất phát triển KTV- KTTT huyện Phước Sơn hiện có khoảng 800ha, trong đó có 587ha đã được các chủ hộ lập và đăng ký lập dự án, tập trung ở các xã Phước Thành, Phước Lộc, Phước Kim, Phước Hiệp, Phước Xuân và thị trấn Khâm Đức. Phần lớn các mô hình  KTV-KTTT tổng hợp (trồng trọt kết hợp với chăn nuôi) tuân  theo qui hoạch, bố trí đất của huyện trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Các mô hình kinh tế trang trại được phát triển mạnh ở các xã Phước Hiệp, Phước Xuân, Phước Chánh… Chủ yếu trồng cây nguyên liệu lấy gỗ như keo lai, sao đen, thầu đâu và các cây nguyên liệu lấy bột. Ở thị trấn Khâm Đức, Phước Lộc, Phước Kim tập trung phát triển mô hình VACR. Các hộ dân nơi đây, vừa kết hợp với trồng  quế bản địa, vừa đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Giống vật nuôi chính là bò lai, gà,vịt...
Hằng năm, mỗi mô hình KTV - KTTT ở Phước Sơn cho thu nhập bình quân 30-40 triệu đồng. Điển hình  như hộ ông Hồ Văn Chờ, ông Trần Đệ (thôn 10, xã Phước Hiệp), Hồ Văn Nhôi (khối 1, thị trấn Khâm Đức), Trần Thị Nhé (Phước Đức)... đã đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại, với diện tích 40-50ha. Theo đó, vừa kết hợp trồng  quế,  tiêu vừa  đầu tư đào ao thả cá, chăn nuôi bò đàn lên đến 40-50 con. Trong những năm qua, mỗi trang trại thu nhập bình quân đạt  30 - 40 triệu đồng trở lên. Ông Nguyễn Phiếm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phước Sơn,  cho biết, KTV- KTTT ở huyện Phước Sơn đang phát triển mạnh, chính là nhờ áp dụng cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 30/QĐ-UB của UBND tỉnh về khuyến khích phát triển KTV-KTTT. Đến nay, toàn huyện đã tiến hành nghiệm thu và xét duyệt hỗ trợ hơn 120 triệu đồng cho 43 phương án, khai hoang với tổng diện tích 93,3ha. Nhờ khuyến khích các hộ dân  tập trung đầu tư phát triển mô hình KTV-KTTT nên bước đầu  huyện Phước Sơn đã tạo ra khối lượng, giá trị hàng hóa cao, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và khẳng định đây là một hướng đi phù hợp với điều kiện, kinh tế của huyện miền núi.
Và những trở ngại…
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức, tạo điều kiện cho KTV-KTTT ở Phước Sơn phát triển.
Việc phát triển KTV- KTTT ở huyện Phước Sơn trong thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực, còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn chưa  giải quyết được: giá trị sản phẩm hàng hóa, thu nhập bình quân trên 1ha canh tác còn thấp. Các chủ trang trại đều chọn theo hướng phát triển với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, sản xuất theo kinh nghiệm, chưa phát huy hết thế mạnh, tiềm năng ở vùng đất ở địa phương.
Ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch UBND huyện cho rằng, theo Quyết định 30/QĐ-UB của UBND tỉnh về khuyến khích phát triển KTV- KTTT còn nhiều điểm bất cập, nhất là thủ tục thẩm định và phê duyệt rườm rà, phức tạp, mặc dù đã được hướng dẫn nhưng khi triển khai người dân vẫn khó thực hiện.  Với mức được vay vốn hỗ trợ lãi suất 20 triệu đồng  cho một mô hình KTTT và 10 triệu đồng cho một mô hình KTV là quá ít so với nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất. Trong khi đó, phần lớn các chủ KTV-KTTT chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không thể tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng để có vốn đầu tư phát triển kinh tế. Chính sách hỗ trợ khai hoang đối với các trang trại trồng cây nguyên liệu chỉ áp dụng với các mô hình trồng trọt có diện tích đất lớn. Trong khi đó, đối với huyện Phước Sơn, đa số các hộ dân nằm trong diện đói nghèo, chỉ đầu tư phát triển KTV-KTTT với diện tích nhỏ nên không đủ tiêu chí để tiến hành xét duyệt hỗ trợ theo cơ chế qui định. Một yếu tố khách quan nữa nhưng không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển KTV-KTTT ở các huyện miền núi hiện nay, đó là việc thu mua nguyên liệu của nhà máy chế biến từ trước đến nay, không ổn định, không mang tính bền vững, giá thu mua không hợp lý, khiến nhiều hộ dân chưa dám mạnh dạn đầu tư…
Cần có những giải pháp đồng bộ
Theo  ông Phạm Thế Quyền, trong những năm đến, huyện Phước Sơn sẽ ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các loại hình KTV-KTTT, xem đây là hướng đột phá trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo ra giá trị hàng hóa cao, giải quyết việc làm cho lao động miền núi. Theo đó, đến năm 2010, Phước Sơn phấn đấu cải tạo 250ha vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng hơn 400ha và hình thành 100 mô hình KTTT, trong đó có khoảng 5 trang trại chăn nuôi bò đạt qui mô 100 - 300 con/ trang trại. Huyện sẽ tiến hành rà soát lại quy hoạch về phát triển KTV- KTTT, dựa trên qũy đất và lợi thế sản xuất của từng vùng, từng xã để xây dựng cơ cấu giống và cây trồng, con vật nuôi có chất lượng cao. Tập trung phát triển mô hình sản xuất các loại cây nguyên liệu như keo lai, cao su, sắn, dứa và các loại cây ăn quả như bưởi, lòn bon, chuối, đầu tư chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Cũng theo ông Quyền, hiện nay đầu tư phát triển  KTV- KTTT trên địa bàn huyện có nhiều vấn đề trở ngại đều nằm ngoài khả năng của huyện, để giải quyết được phải đòi hỏi phải những giải pháp đồng bộ từ tỉnh đến huyện. Trước hết, cần có chủ trương rà soát thu hồi đất tại các lâm trường hiện đang sử dụng diện tích đất rừng quá lớn nhưng bỏ hoang nhiều năm liền, trong khi đó, bà con ở địa phương không có đất sản xuất;  cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương, cho các hộ lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; đồng thời Nhà nước cần có chính sách áp dụng hỗ trợ trước đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số khai hoang đất phát triển KTV- KTTT .
 

Tác giả bài viết: Trung Lộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết web
NONG THON MOI 
lk1 
LUAT 
THUE 
CSDL luat 
BUU DIEN 
Untitled 
Untitled 
công thuong
 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?

DU LICH
Văn bản mới

3577 /QĐ-UBND

Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 977 | lượt tải:296

quy chế 17

QUY CHẾ Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 12/06/2018

lượt xem: 1021 | lượt tải:304

17 /2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1134 | lượt tải:330

39 /2014/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1018 | lượt tải:290

38 /2014/QĐ-UBND

Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 11/06/2018

lượt xem: 1078 | lượt tải:329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây